Với khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam rất khắc nghiệt nên Sàn mái, ban công là nơi chịu rất nhiều các tác động của thời tiết như: nắng, mưa, gió, nhiệt độ, tia tử ngoại, hóa chất ... Điều này sẽ làm bê tông co giãn, rạn nứt bê tông dễ gây thấm dột.
Nguyên nhân gây lên hiện tượng thấm dột sàn mái:
Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng tựu chúng lại với kinh nghiệm nhiều năm trong công tác thi công chống thấm có những nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Do sàn mái bị nứt (do kết cấu nền móng kém, chất lượng bê tông không đảm bảo)
- Do giữa sàn mái và tường xây xung quanh có độ hở (do sàn bê tông co ngót theo thời gian dẫn tới hiện tượng này)
Phương án xử lý chống thấm sàn mái:
Để xử lý chống thấm cho sàn mái, ban công có rất nhiều các phương pháp nhưng sau đây xin giới thiệu 3 phương pháp phổ biến và hiệu quả đó là:
- Sử dụng phụ gia chống thấm 2 thành phần gốc xi măng
- Sử dụng màng khò nóng hoặc màng dán lạnh
- Sử dụng vật liệu chống thấm Polyurethane có tính đàn hồi cao (Tốt nhất hiện nay)
1. Quy trình chống thấm sàn mái, ban công bằng màng chống thấm gốc xi măng có lưới gia cố. (Masterseal 540 , Maxbond 1211, ...)
Vật liệu sử dụng và quy trình thi công như sau:
a. Vật liệu sử dụng:
+ Màng đàn hồi xi măng polymer hai thành phần Master Seal 540 (Basf).
+ Dung dịch chống thấm Water Seal
+ Lưới thủy tinh gia cố Fiber Glass, co giãn, đàn hồi tốt, chống nứt cực kỳ hiệu quả.
+ Keo chống thấm SBR 003.
+ Gioăng thủy trương nở.
+ Vữa rót tự san Grout không co ngót, sử dụng để đổ cổ ống.
b. Quy trình thi công:
a. Vật liệu sử dụng:
+ Màng đàn hồi xi măng polymer hai thành phần Master Seal 540 (Basf).
+ Dung dịch chống thấm Water Seal
+ Lưới thủy tinh gia cố Fiber Glass, co giãn, đàn hồi tốt, chống nứt cực kỳ hiệu quả.
+ Keo chống thấm SBR 003.
+ Gioăng thủy trương nở.
+ Vữa rót tự san Grout không co ngót, sử dụng để đổ cổ ống.
b. Quy trình thi công:
Chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm sàn mái
- Loại bỏ sạch bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt. Đánh và thổi sạch bụi, đục tẩy các vị trí lồi lõm.
- Bề mặt phải bằng phẳng, cứng, sạch, sửa chữa những nơi bề mặt bị rỗ.
- Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia.
- Bề mặt phải bằng phẳng, cứng, sạch, sửa chữa những nơi bề mặt bị rỗ.
- Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia.
Có 7 bước chống thấm như sau:
Bước 1: Xử lý Chống thấm cổ ống thoát nước sàn:
- Sử dụng máy mục đục cổ ống cách ống 2 - 3 cm, đục tỉa nhẹ theo hình chữ V, thổi sạch bụi bẩn và vệ sinh sạch sẽ cổ ống. Chèn kín cổ ống để đổ vữa không bị chảy, sau đó quấn quanh cổ ống băng keo trương nở (gioăng trương nở). Sau khi quấn gioăng trương nở, chúng ta trộn vữa rót không co ngót Grout và tiến hành đổ vữa vào cổ ống thoát nướcsàn mái đã được chèn kín.
Bước 2: Xử lý chống thấm phần chân tường (phần này rất quan trọng)
- Dùng vữa trát trộn ít keo SBR 003 sau đó bo dốc vữa lên chân tường sàn mái, ban công
Bước 3: Cắt lưới Fiber Glass (lưới sợi thủy tinh) theo kích thước của phòng và các vị trí cổ ống, chân tường.
Bước 4: Dùng bình phun dung dịch chống thấm Water Seal toàn bộ sàn vệ sinh, phun 02 lượt mỗi lượt cách nhau chừng 5- 10 phút. Mục đích tăng cường độ bê tông tránh sau này rạn nứt bê tông.
Bước 5: Sau khi phun dung dịch chống thấm Water Seal đến đâu ta trộn keo SBR 003 + nước + xi măng tạo thành lớp quét hồ dầu và tiến hành quét lớp hồ dầu lên bề mặt sàn và phần chân tường sau đó dán lưới thủy tinh lên.
Bước 6: Đợi lớp lưới Fiber Glass đã cố định trên lớp vữa keo dán, tiếp tục trộn đều và thi công 02 lớp Master Seal 540 lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường, hộp kỹ thuật đã được dải lưới. Quét sao cho lớp sau vuông góc với lớp trước. Thi công với định mức từ 1,5Kg - 2 Kg/ m2.
Bước 7: Sau 24 giờ thi công lớp chống thấm cuối cùng hòan thành ta tiến hành phun ngâm thử nước trong vòng 24h rồi tiến hành nghiệm thu công tác chống thấm sàn mái, ban công
2. Chống thấm sàn mái bằng vật liệu Polyurethane
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công:
- Loại bỏ sạch bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt. Đánh và thổi sạch bụi, đục tẩy các vị trí lồi lõm.
- Bề mặt phải bằng phẳng, cứng, sạch, sửa chữa những nơi bề mặt bị rỗ.
- Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia.
- Bề mặt phải bằng phẳng, cứng, sạch, sửa chữa những nơi bề mặt bị rỗ.
- Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia.
Hình ảnh thi công sàn mái bằng Neomax 201
Bước 2: Để bề mặt sàn khô hoàn toàn, tiến hành phun hoặc quét, lăn Polyurethane lớp thứ nhất (Neomax 201, Silatex Super, Neoproof PU W hoặc Mariseal 250) lên bề mặt cần chống thấm.
Bước 3: Sau khi lớp thứ nhất khô tiến hành phun thêm 1 lớp nữa
Bước 4: Sau khi lớp thứ 2 khô hoàn toàn, bơm nước ngâm thử trong vòng 24 giờ.
Bước 5: Nghiệm thu, bàn giao và thanh toán công trình
Chúng tôi chuyên nhận thi công chống thấm các hạng mục: chống thấm nhà vệ sinh, sàn mái, ban công, Hố pít thang máy, tầng hầm....
Quý khách có nhu cầu, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí, chúng tôi cam kết sẽ đưa ra những phương án chống thấm hiệu quả nhất, giá thành hợp lý nhất cho quý khách.
Công ty chúng tôi đã và đang quyết tâm phục vụ quý khách hàng một cách chu đáo và hiệu quả nhất. Với hơn 15 năm làm trong lĩnh vực chống thấm, chúng tôi thấu hiểu và đã làm chủ được công nghệ hiện đại nhất, chúng tôi đã xử lý chống thấm cho hàng ngàn công trình lớn nhỏ trên khắp Hà Nội và các tỉnh miền Bắc.
VĂN PHÒNG ĐIỀU HÀNH: 0962 866 321- 0345 879 268
Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách !